Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Định nghĩa về thoái hoá cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý mãn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
Hình 1: Thoái hoá cột sống cổ
Thoái hoá đốt sống cổ thường xảy ra ở vị trí C5-C6-C7 do lực vận động ở đoạn cột sống cổ dưới cùng là lớn nhất. Do đó, C5-C6-C7 là 3 vị trí thường gặp nhất khi bị thoái hoá cột sống cổ.
2. Nguyên nhân thường gặp của thoái hoá cổ
Nguyên nhân chính của thoái hoá cột sống cổ là do tuổi tác, sự lão hoá của sụn khớp, xương dưới sụn và các tổ chức xung quanh sụn khớp. Quá trình tái tạo và tổng hợp tế bào mới cho sụn và xương khớp chậm hơn rất nhiều so với quá trình phá huỷ, khiến cho sụn và xương dưới sụn bị thoái hoá nhanh.
Ngoài ra, các yếu tố cơ học tác động đến khớp cổ khiến sụn khớp phải chiụ áp lực quá tải trong thời gian dài, ví dụ:
- Béo phì
- Chấn thương
- Khuân vác đồ đạc, hàng hoá cồng kềnh trên vai và cổ
3. Ai dễ mắc thoái hoá cột sống cổ
Thoái hoá cột sống cổ không trừ một ai, tuy nhiên, các yếu tô như tư thế vận động và làm việc sai, chế độ dinh dưỡng sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hoá cột sống cổ. Do đó, thường gặp thoái hoá cột sống cổ ở những đối tượng sau:
- Nhân viên văn phòng: Ngồi làm việc liên tục trong khoảng thời gian 3 tiếng liền. Cổ phải cúi xuống 45-60 độ. Đặc biệt, do môi trường làm việc ngồi trong phòng điều hoà nhiều, khiến cho dịch khớp dễ bị khô cứng hơn, đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống cổ.
- Tài xế lái xe taxi, xe tải, xe ô tô,..: tư thế phải ngồi liên tục dễ dẫn tới thoái hoá cột sống cổ
- Giáo viên, giảng viên: Đặc thù công việc phải đứng với tư thế tác động đến cổ và lưng nhiều, cũng là đối tượng của thoái hoá cột sống cổ
4. Triệu chứng nhận biết thoái hoá cột sống cổ
Thoái hoá cột sống cổ thường dễ bị ngó lơ vì những triệu chứng ban đầu của nó không rõ ràng, cụ thể. Người bệnh dễ bị nhầm lẫn với cảm giác đau, mỏi ở vùng cổ. Thông thường, thói quen của người bệnh sẽ là đứng dậy, vận động, xoay cổ, đấm bóp, mát xa vùng cổ, vai gáy để cảm thấy thoải mái hơn.
Đúng vậy, tuy nhiên đó là giai đoạn đầu. Giai đoạn tiến triển, những biểu hiện, triệu chứng sẽ rõ ràng, cụ thể với những triệu chứng sau:
- Vùng cổ mệt mỏi, cảm giác nặng, có thể thi thoảng sẽ vị vẹo cổ. Nguyên nhân là do khớp xương cổ đã khô, hạn chế sự vận động, chèn ép dây thần kinh, các cử động về cổ đều gây đau đớn.
- Cơn đau kéo dài, ê ẩm từ gáy lan ra vùng tai, vùng đầu, vùng trán, bả vai. Một số ít trường hợp có cảm giác bị tê tay.
- Khi phải ngồi làm việc quá nhiều, cúi nhiều thì khi nghỉ ngơi không đúng tư thế cũng gây đau đầu, tê bì vai vào sáng hôm sau.
- Ngoài ra thoái hóa đốt sống cổ còn gây nấc cục, ngáp chảy nước mắt, đứng lên ngồi xuống dễ bị chóng mặt. Những cơn ho hay hắt hơi cũng gây ra cảm giác khó chịu.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nếu được phát hiện sớm sẽ làm giảm tối đa biến chứng cũng như hạn chế tác động của thoái hoá tới cuộc sống và công việc. Do đó, ngay khi phát hiện 1 trong số các dấu hiệu kể trên bạn cần tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ điều trị kịp thời.
5. Hướng điều trị thoái hoá cột sống cổ
Nguyên nhân chính của thoái hoá cột sống cổ là do lão hoá, do đó, hoàn toàn không thể điều trị hoàn toàn được. Tuy nhiên, nhận biết bệnh càng sớm thì càng giúp anh chị có hướng điều trị để làm chậm quá trình thoái hoá và giảm đau hiệu quả.
Nên lựa chọn Đông y hay Tây y để điều trị thoái hoá cột sống cổ? Đây có lẽ là câu hỏi của người bệnh khi lựa chọn hàng ngàn giải pháp ở các nhà thuốc hoặc trên internet.
Về thuốc điều trị, thì các thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc nhóm thuốc corticoid thường được các bác sĩ chỉ định để giảm đau, tuy có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng chúng thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Do vậy không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, khi dùng thuốc này người bệnh nên uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống khi ăn no, hoặc uống cùng với các thuốc bảo vệ dạ dày để hạn chế tối đa tác dụng phụ này.
Hình 3: Thuốc Tây y trong điều trị thoái hoá cột sống cổ
Các bài thuốc Đông y giúp khai thông kinh lạc, mạnh gân cốt. Tuy nhiên, nhược điểm của các bài thuốc Đông y là không tập trung trực tiếp vào triệu chứng bệnh, do đó, thời gian tác dụng rất chậm, thông thường sau vài tháng, người bệnh mới có cảm nhận. Không chỉ vậy, người bệnh phải dành thời gian để đun, sắc gây nhiều phiền toá.
Xu hướng chung trong điều trị các bệnh xương khớp hiện nay là sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp đạt hiệu quả tối ưu, đặc biệt an toàn, lành tính khi sử dụng lâu dài. Nên lựa chọn sản phẩm uy tín, với nguyên liệu đã được kiểm chứng lâm sàng như dược liệu cây Móng Quỷ, dược liệu này đã được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ chỉ định để điều trị chứng đau khớp và hỗ trợ các rối loạn thoái hóa của cơ thể.
Một dược liệu khác là chiết xuất vỏ cây Liễu được sử dụng từ hơn 4000 năm trước như một phương thuốc giảm đau và được các nhà khoa học khuyến cáo điều trị cho bệnh xương khớp.
Viên xương khớp Bách Niên Kiện là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất Móng Quỷ và vỏ Liễu, giúp giảm viêm khớp, thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ. Tham khảo chi tiết tại đây.
Câu hỏi: "Tôi mới đi bệnh viện và được chẩn đoán là bị thoái hóa cột sống thắt lưng, với những cơn đau thắt lại về đêm, xin bác sĩ...Xem thêm
Câu hỏi: Tôi bị thoái hóa khớp 5 năm rồi, đau cứ tái đi tái lại nhiều, cứ thời tiết trở trời là lại đau. Phải vào viện điều trị không...Xem thêm