Tê bì chân tay, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tê bì chân tay là gì? 

tê bì tay chân

Hình 1: Tê bì tay chân

Tê là một triệu chứng trong đó gây mất cảm giác ở một bộ phận của cơ thể, hay gặp nhất là tình trạng tê rần ở ngón tay và chân, thường xuất hiện cảm giác đang bị chích nhiều kim nhỏ hoặc giảm cảm giác, nặng hơn có thể gây mất cảm giác hoàn toàn.

2. Nguyên nhân gây tê bì chân tay là gì?

Tê thường gây ra bởi tổn thương, kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh. Nhưng có 2 nguyên nhân chủ yếu như sau:

2.1 Tê do sinh lí:

  • Ngồi làm việc không đổi tư thế, ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài
  • Nằm ngủ, mang vác sai tư thế
  • Làm việc trong điều kiện lạnh khiến cơ thể bị rối loạn cảm giác
  • Sử dụng máy tính liên tục
  • Mạch máu bị chèn ép, máu không lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể như tay chân dẫn đến bị tê buồn.
  • Sức đề kháng kém nên khi thay đổi thời tiết đột ngột cơ thể chưa kịp thích nghi, dẫn tới ứ huyết gây rối loạn cảm giác làm tê bì chân tay
  • Sử dụng thuốc điều trị, một số thuốc có tác dụng phụ gây tê bì ở chân và tay

2.2 Tê bì chân tay do bệnh lí:

  • Đau thần kinh tọa: là một hội chứng kích thích dây thần kinh tọa, khi dây bị chèn ép gây ra tê chân hoặc ngứa râm ran ở bàn chân hoặc tay
  • Viêm khớp dạng thấp: Trong viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm nhiễm và sưng các khớp làm chèn ép các dây thần kinh ở khớp nên gây ra tình trạng tê buồn tay chân, đặc biệt khi bệnh nhân ngồi hoặc nằm quá lâu thì cảm giác tê bì ở tay và chân sẽ trở nên nặng hơn.
  • Thoái hóa cột sống: là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống, kèm theo đó là sự hình thành gai cột sống gây chèn ép với các rễ thần kinh. Trong bệnh thoái hóa cột sống bệnh nhân có thể bị tê từ cổ xuống bàn tay, và lan từ lưng xuống chân
  • Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhày trong các đĩa đệm bị thoát ra ngoài gây chèn ép vào rễ thần kinh cột sống gây đau và tê. Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng tê bì chân tay trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây teo cơ và bại liệt
  • Khối u: khi khối u phát triển lớn dần lên sẽ chèn ép lên não, tủy sống , dây thần kinh, kèm theo hạn chế lưu lượng máu tới các chi gây ra các hiện tượng tê buồn ở tay chân
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa: các bệnh rối loạn chuyển hóa sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các neuron thần kinh (bệnh đái tháo đường, thiếu vitamin B12, suy tuyến giáp,…)
  • Hội chứng ống cổ tay: Khi các sợi thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép sẽ gây cảm giác tê các đầu ngón tay, các hoạt động của ngón tay bị giảm. Thường gặp nhất ở nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân thường xuyên phải ngồi giữ tư thế tay trong 1 thời gian dài. 

3. Triệu chứng nhận biết của bệnh tê bì chân tay

  • Người bị tê bì chân tay trong giai đoạn đầu của bệnh chỉ thấy các đầu ngón tay, ngón chân bị tê và có cảm giác như kiến bò, châm chích, tê buốt, chuột rút khó chịu. 
  • Khi tình trạng trở nên nặng lên, các ngón tay bị nhức buốt và đau dọc theo cánh tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, lan lên chân,…khiến người bệnh khó cầm nắm vật dụng, cử động đi lại gặp khó khăn
  • Khi do các bệnh lí khác: bên cạnh việc tê buồn chân tay người bệnh sẽ đi kèm với một số triệu chứng đau có liên quan đến bệnh lí

4. Khi nào cần phải đi khám bác sĩ

khám chữa tê bì chân tay

Hình 2: Khám chữa tê bì tay chân

Khi tình trạng tê bì chân tay trong thời gian dài, không có nguyên nhân rõ ràng, đôi khi có các triệu chứng

  • Chóng mặt
  • Co thắt ở các cơ
  • Đi bộ thì tê nhiều hơn
  • Đi tiểu thường nhiều hơn, suy giảm trí nhớ, nhìn mờ

5. Các phương pháp điều trị

5. 1 Dùng thuốc tây

  • Các thuốc kháng viêm, giảm đau: ibuprofen, paracetamol, votarel,...
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm,...
  • Vitamin và khoáng chất: đặc biệt là các vitamin B,...

Tùy vào từng trường hợp bệnh lí gây ra triệu chứng mà có thuốc điều trị nguyên nhân

5.2 Dùng thảo dược

  • Ngải cứu: lấy ngải cứu cho một ít muối hột, rồi đun sôi trong nước trong 5 phút. Để cho nguội bớt, đắp lên vị trí các khớp tê  và sưng. Do ngải cứu giúp máu được lưu thông dễ dàng nên làm giảm tê bì chân tay.
  • Lá lốt: lấy 15 -20 lá lốt tươi sắc với 2 bát được, đun còn ½ bát nước, uống hàng ngày. Uống ấm , sau ăn tối.

5.3 Tập thể dục và  dinh dưỡng

  • Tập thể dục: Với các trường hợp tê bì so sinh lí có thể tập thể dục nhà nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, bơi lội,...
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng: calci và vitamin, ăn nhiều hoa quả...

Ngoài dùng thuốc và tập thể dục đều đặn, người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, đặc biệt, từ chiết xuất Móng Quỷ và Vỏ Liễu để điều trị tê bì chân tay. Đây là bộ đôi dược liệu quý, đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả với bệnh xương khớp, sưng đau xương khớp, tê bì chân tay, đau vai gáy,.. cứng khớp.

Xếp hạng: 4.3 (4 phiếu bầu)

Viên xương khớp Bách Niên Kiện là sản phẩm kết hợp chiết xuất Móng Quỷ và chiết xuất vỏ Liễu - là hai dược liệu được nghiên cứu lâm sàng an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh xương khớp giúp:

  • Hỗ trợ giảm đau lưng, mỏi gối, tê bì tay chân, đau vai gáy lâu ngày
  • Hỗ trợ giảm viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống
  • Vận động dễ dàng hơn ở người bị: viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, sưng đau xương khớp

Viên xương khớp Bách Niên Kiện dùng cho người bị: Viêm khớp, thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau nhức xương khớp (đau lưng, mỏi gối, tê bì tay chân, đau vai gáy) và cứng khớp.

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Người gửi: Lê Thị Loan, Hải Phòng
Ngày gửi: 26/05/2019

Câu hỏi: "Tôi mới đi bệnh viện và được chẩn đoán là bị thoái hóa cột sống thắt lưng, với những cơn đau thắt lại về đêm, xin bác sĩ...Xem thêm

Người gửi: Nguyễn Thị Khánh Linh, Nghệ An
Ngày gửi: 06/05/2019

Câu hỏi: Tôi bị thoái hóa khớp 5 năm rồi, đau cứ tái đi tái lại nhiều, cứ thời tiết trở trời là lại đau. Phải vào viện điều trị không...Xem thêm

Gửi câu hỏi