Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Hiểu đúng về khớp gối
Khớp gối là khớp lớn nhất trên cơ thể người, là nơi tiếp giáp của ba xương lớn: xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Khớp gối được cấu tạo bởi xương 4 thành phần chính là xương, sụn, gân và dây chằng.
Hình 1: Cấu tạo khớp gối
- Xương: xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè
- Sụn: là lớp bao bọc đầu xương, có vai trò giảm ma sát giữa các đầu xương
- Hệ thống gân, dây chằng: có tác dụng cố định vị trí của các đầu xương và giúp hoạt động co duỗi, đi lại của con người trở nên thuận tiện và chính xác hơn.
Khớp gối có vai trò rất quan trọng vì khớp gối chịu trọng lực của toàn cơ thể và chịu trách nhiệm cho hoạt động di chuyển của con người.
Khớp gối dễ bị chấn thương nhất. Có các loại chấn thương liên quan đến dây chằng, đến sụn và đầu xương.
Vậy thì thoái hoá khớp gối là tình trạng bệnh được gây ra chủ yếu bởi yếu tố nào?
2. Định nghĩa của thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối là hiện tượng xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, thoái hoá. Bệnh có liên quan rất mật thiết với độ tuổi. Khi tuổi càng cao, quá trình thoái hoá diễn ra nhanh, quá trình tổng hợp và tái tạo sụn khớp bị chậm hơn so với quá trình phá huỷ sụn khớp.
Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì, mỏng và mất tính đàn hồi, làm khớp không còn linh hoạt. Khi vận động, hai đầu xương va chạm, tạo ra tiếng lạo xạo và gây đau.
Có 4 giai đoạn của thoái hoá khớp:
Hình 2: 4 giai đoạn của thoái hoá khớp gối
- Giai đoạn 1: Sụn khớp có hư tổn nhẹ và bắt đầu bị bào mòn khoảng 10%
- Giai đoạn 2: Khoảng cách giữa hai đầu xương bị bào mòn. Lớp trên sụn gối bắt đầu bị vỡ và xuất hiện gai xương
- Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa hai đầu xương hư tổn nhiều và dần cọ xát vào nhau
- Giai đoạn 4: Khoảng cách giữa hai đầu xương hư tổn nặng và sụn bị bào mòn khoảng 60%. Xuất hiện gai xương lớn hơn
Ngay ở giai đoạn khởi phát, sụn đã có dấu hiệu bị bào mòn, gai xương bắt đầu phát triển, gây khó chịu và đau nhức cho người bệnh.
Những triệu chứng dễ thấy khi bị thoái hoá khớp gối là:
- Giai đoạn sớm: người bệnh xuất hiện những cơn đau bất chợt, không kéo dài, khi vận động có thể nghe tiếng lục cục.
- Giai đoạn nhẹ và giữa: do sụn khớp bị hư tổn nặng hơn, nên khi thay đổi tư thế vận động từ ngồi sang đứng, lên xuống cầu thang, cơn đau sẽ nặng hơn. Đồng thời, hiện tượng cứng khớp sẽ xuất hiện vào buổi sáng, kéo dài dưới 30 phút.
- Giai đoạn nặng: việc di chuyển và thay đổi tư thế trở nên khó khăn và nặng nề. Hình ảnh thường gặp nhất là phải vịn, hoặc quỳ gối khi đứng lên, nhất là với người cao tuổi. Cơn đau tăng lên khi thời tiết trở lạnh. Đặc biệt, dấu hiệu sưng to, nóng, đỏ thể hiện rõ ràng ở gối
3. Nguyên nhân của thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, nguyên nhân chính gây thoái hoá khớp là do tuổi tác, khiến sụn khớp bị thoái hoá. Các nguyên nhân cơ học khác là nhân tố làm quá trình thoái hoá diễn ra nhanh hơn, cụ thể.
-
Béo phì: tăng cân làm cho trọng lực tác dụng lên khớp gối lớn hơn, xương và sụn khớp phải chịu lực lớn tác dụng, tăng nguy cơ thoái hoá khớp.
-
Chấn thương, tai nạn: khi bị chấn thương, xương khớp bị gãy, dây chằng bị dãn hoặc đứt,... làm tổn thương sụn khớp nghiêm trọng, từ đó, đẩy nhanh quá trình thoái hoá.
-
Lao động quá sức hoặc tập luyện sai cách
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Việc nạp những chất oxy hoá mạnh, rươụ bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ thoái hoá khớp.
4. Biến chứng của thoái hoá khớp gối
Nếu bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong thì thoái hoá khớp lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bại liệt, và thoái hoá khớp gối cũng không phải ngoại lệ. Thoái hoá khớp không trừ bất kỳ ai. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dận đến biến dạng khớp, teo cơ, giảm khả năng vận động, đi lại khó khăn, thậm chí bại liệt.
5. Phương pháp tối ưu nhất để điều trị thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối là bệnh mạn tính, do đó không thể điều trị dứt điểm và hoàn toàn. Hướng điều trị tốt nhất là giảm đau, chống viêm và tăng cường khả năng vận động khớp gối.
Hiện nay các loại thuốc giảm đau nhóm không steroid hay được các bác sĩ chỉ định để điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên chúng dễ gây kích ứng dạ dày, đặc biệt nguy hiểm với những người có tiền sử bệnh dạ dày. Các nhóm thuốc corticoid thường dùng theo đường tiêm khi bị đau nặng nhưng có thể gây biến chứng như loãng xương, sa tuyến thượng thận, suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến tim mạch.
Hình 3: Phương pháp nào để chữa thoái hoá khớp gối
Các bài thuốc Đông y như Độc hoạt tang ký sinh,...sẽ giúp thông kinh hoạt lạc, tuy nhiên, không phù hợp để giảm đau nhanh, lại mất nhiều công sắc thuốc. Một người trung bình phải sử dụng ít nhất 15 thang thuốc mới cảm thấy có hiệu quả, thời gian lên đến 6 tháng.
Kế thừa và phát huy ưu điểm của hai hướng điều trị, Viên xương khớp Bách Niên Kiện - tiên phong kết hợp chiết xuất vỏ Liễu và cây Móng Quỷ giúp giảm đau, chống viêm mạnh, tăng cường bảo vệ và tái tạo sụn khớp, ít tác dụng phụ, lành tính với người có tiền sử bệnh dạ dày. Tuy nhiên, với người bị viêm loét dạ dày cấp, thì nên điều chỉnh liều dùng phù hợp.
Câu hỏi: "Tôi mới đi bệnh viện và được chẩn đoán là bị thoái hóa cột sống thắt lưng, với những cơn đau thắt lại về đêm, xin bác sĩ...Xem thêm
Câu hỏi: Tôi bị thoái hóa khớp 5 năm rồi, đau cứ tái đi tái lại nhiều, cứ thời tiết trở trời là lại đau. Phải vào viện điều trị không...Xem thêm