Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

1. Thoái hóa khớp gối là gì

    Theo "HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/ QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)"

    "Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn, xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương. Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học của tế bào cùng những chất cơ bản của sụn dẫn đến, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn."

2. Phân loại thoái hóa khớp

Theo nguyên nhân thoái hóa khớp được chia làm 2 loại: 

2.1. Thoái hóa khớp nguyên phát

  • Sự lão hóa: là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, tổn thương nhiều vị trí, tiến triển chậm, mức độ không nặng.
  • Yếu tố di truyền: sự thiếu hụt hoặc bất thường những yếu tố ảnh hưởng khả năng tổng hợp collagen của sụn khớp được mang tính di truyền.
  • Yếu tố nội tiết và chuyển hóa: mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết .

2.2.  Thoái hóa khớp thứ phát

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

      Phần lớn do nguyên nhân cơ giới, do những rối loạn làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại bề mặt khớp.  Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (thường trẻ dưới 40), khu trú một vài vị trí, nặng và tiến triển nhanh.

  • Tiền sử chấn thương: gãy xương khớp, sai lệch khớp, đứt dây chằng (khớp vai...), tổn thương sụn chêm hoặc sau cắt sụn chêm, vi chấn thương liên tiếp do nghề nghiệp ( khớp gối của vận động viên bóng rổ hoặc cử tạ; khớp cổ chân của diễn viên balê; cột sống của thợ mỏ than)...
  • Các dị dạng bẩm sinh và rối loạn phát triển: loạn sản và trật khớp háng bẩm sinh, lồi ổ cối.
  • Tiền sử phẫu thuật: cắt sụn chêm....
  • Tiền sử bệnh xương, rối loạn chảy máu
  • Bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa:

+Bệnh to đầu chi: tăng hormon quá mức làm sụn khớp dày lên, mất tính đàn hồi chịu lực.
+Bệnh Cushing và sử dụng corticosteroid kéo dài: corticosteroid ức chế chức năng tạo cốt bào gây cường cận giáp thứ phát, kích thích hoạt động của hủy cốt bào và làm tăng quá trình hủy xương.
+Các tinh thể lắng đọng trong dịch khớp: tinh thể urat (bệnh Gout), Calciumpyrophosphate dihydrate (CPPD).
+Bệnh nhiễm sắc tố: có sự lắng đọng sắt trong sụn khớp và màng hoạt dịch.

3. Dấu hiệu của thoái hóa khớp gối

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

3.1. Triệu chứng lâm sàng

  • Đau khớp: thường liên quan đến vận động: đau âm ỉ, tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau, sau đó tái phát đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần.
  • Hạn chế vận động: các động tác của khớp bước lên hoặc xuống cầu thang, đang ngồi ghế đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu xuất hiện cơn đau ...
  • Biến dạng khớp: thường do mọc các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

3.3. Các dấu hiệu khác

  • Tiếng lục khục khi vận động khớp.
  • Dấu hiệu "phá rỉ khớp": là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài không quá 30 phút .
  • Có thể sờ thấy các "chồi xương" ở quanh khớp.
  • Teo cơ: do ít vận động
  • Tràn dịch khớp: đôi khi gặp, do phản ứng viêm cấp tính của màng hoạt dịch.
  • Thường không có biểu hiện toàn  thân.

4. Chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

    Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ - ACR (American College of Rheumatology), 1991.

1. Có gai xương ở rìa khớp (trên X- Quang).

2. Dịch khớp là dịch thoái hoá.

3. Tuổi trên 38.

4. Cứng khớp dưới 30 phút.

5. Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.

    => Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.

− Các dấu hiệu khác:

+ Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
+ Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

5. Điều trị

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

5.1. Mục tiêu điều trị:

  • Giảm đau
  • Duy trì và tăng khả năng vận động
  • Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp
  • Tránh các tác dụng phụ của thuốc
  • Nâng cao chất lượng với các bệnh nhân béo phì

5.2. Điều trị nội khoa

  • Giáo dục bệnh nhân: tránh cho khớp bị quá tải  vận động và trọng lượng, giảm trọng lượng với các bệnh nhân béo phì. Sửa chữa các tư thế xấu gây lệch trục khớp.
  • Vật lý trị liệu: có tác dụng giảm đau , duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp.
  • Nhiệt điều trị: siêu âm , hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng , bùn có hiệu quả cao.
  • Thuốc điều trị triệu chứng:

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

+Thuốc giảm đau nhóm không steroid (paracetamol, Mobic, Voltaren,...)
+Thuốc bôi ngoài da: các loại gel: Voltaren Emulgel, Profenid gel, Gelden... có tác dụng giảm đau đáng kể và không gây ra các tác dụng phụ như dùng đường toàn thân. Bôi tại khớp đau 2-3 lần/ngày
+Corticosteroid: Các chế phẩm chậm: DepoMedrol (Methyl prednisolonacetate), Diprospan (betamethasone dipropionate) tiêm mỗi mũi cách nhau 6-8 tuần. Tuy nhiên thuốc có thể làm tổn thương sụn khớp nên không tiêm quá 3 đợt năm.
+Thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh (DMORDs - Disease Modiíying Osteoarthritis Drugs)
+Thuốc ức chế cytokin: Diacerherin
+Thuốc ức chế phá hủy sụn khớp
+Thuốc bổ sung chất nhày dịch khớp

5.3. Điều trị ngoại khoa

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định khi hạn chế chức năng nhiều, hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương thức điều trị nội khoa.

  • Điều trị bằng nội soi khớp: Đây là biện pháp hữu hiệu, tuy nhiên có nguy cơ cứng khớp hoặc nhiễm trùng, chi phái cao
  • Phương pháp đục xương chỉnh trục (osteotomy): nhằm sửa chữa sự biến dạng trục khớp và cải biến điểm tỳ của khớp, di chuyển trục chịu tải để khớp ít bị phá hủy nhất, được áp dụng trên những bệnh nhân bị lệch trục khớp như: khớp gối vẹo vào trong hoặc cong ra ngoài. Phương pháp này vừa là dự phòng, vừa để điều trị thoái hóa khớp gối.
  • Cấy tế bào sụn tự thân - ghép sụn (autologous chondrocyte implantation - ACI) qua nội soi khớp là hướng đi mới trong điều trị Thoái hóa khớp gối. Có thể sử dụng 2 phương pháp:

+Cấy ghép sụn tự thân (Autograft): lấy chính sụn bệnh nhân để ghép cho chính họ.
+Cấy ghép sụn đồng loại (Allograít): lấy sụn của người khác cấy ghép cho bệnh nhân.

  • Phương pháp vi gãy (Micro-fracture) nhằm làm sạch những vùng sụn bị tổn thương tới tận lớp xương dưới sụn trong khi vẫn duy trì mép sụn bình thường theo phương thẳng đứng. Sau khi gây vi gãy, vùng tổn thương được lấp đầy bởi khối tụ máu tạo ra môi trường cho những tế bào tủy xương biến hóa thành tổ chức xơ sụn.
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Được chỉ định ở tuổi trên 50, trong trường hợp cần thiết vẫn có thể thay khớp ở người trẻ, tuy nhiên do lối sống và hoạt động của người trẻ, khớp nhân tạo phải chịu những sang chấn nên nhiều khi phải đòi hỏi thay lại trong vòng 15 năm sau.

5.4. Hướng điều trị mới

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

    Xu hướng hiện nay trong điều trị bệnh xương khớp là kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để kiểm soát tận gốc căn nguyên của bệnh. Việc kết hợp sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp đạt hiệu quả tối ưu, đặc biệt an toàn, lành tính khi sử dụng lâu dài. Một số thảo dược được ưa chuộng sử dụng ở Châu Âu để điều trị bệnh xương khớp là cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng

    Cây móng Quỷ được coi là thảo dược thần kỳ của người dân bản địa Nam Phi, trong chiến tranh TG thứ 2, một người lính cũng đồng thời là nhà khoa học người Đức đã tình cờ khám phá ra tác dụng kỳ diệu của cây Móng Quỷ trong lúc ông gặp 1 người đàn ông bị thương mà đến các Bác sĩ Châu Âu cũng phải bó tay, lại được chữa khỏi hoàn toàn bởi 1 loài cây có tên lạ Móng Quỷ.

    Ông là người đầu tiên đưa móng Quỷ về Đức và tiến hành nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của thảo dược này tại trường ĐH Jena. Hàng loạt nghiên cứu sau đó nổ ra, đến năm 1950s, cây Móng Quỷ được công nhận là thuốc thảo dược điều trị thấp khớp ở Đức. Trong những năm 2000-2001, 60% các đơn thuốc điều trị các bệnh đau xương khớp đều có mặt của móng Quỷ.

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

    Còn vỏ Liễu trắng được sử dụng hơn 4000 năm như một bài thuốc cổ phương và được người dân Bắc Mỹ gọi là “thuốc giảm đau thiên nhiên”. Sự phát hiện ra Salicin thành phần chính trong chiết xuất Vỏ Liễu trắng là mốc đánh dấu sự ra đời của thuốc Aspirin sau này

    Ở Việt Nam, Viên Xương Khớp Bách Niên Kiện là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất vỏ Liễu trắng với chiết xuất cây móng Quỷ, An Toàn và Hiệu Quả

  • Giúp giảm: đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay; đau vai gáy lâu ngày
  • Giảm Viêm khớp, Thoái hóa khớp, Thoái hóa cột sống, Đau vai gáy
  • Vận động dễ dàng hơn ở người bị bệnh xương khớp

Dấu hiệu Thoái hóa khớp gối

92,7% người sử dụng viên xương khớp Bách Niên Kiện thấy hiệu quả:

  • Sau 10-14 ngày đầu: Giảm đau, sưng tại ổ khớp bị viêm, đau 
  • Sau 2-4 tuần: Đi lại, đứng lên ngồi xuống không còn phải vịn hoặc quỳ gối, có thể vận động thoải mái, đi lại nhẹ nhõm.
  • Sau 3-6 tháng tiếp: Tình trạng đau xương khớp giảm đi rõ rệt, những tiếng kêu lục khục không còn xuất hiện. Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng được hạn chế tối đa, thoải mái vận động. Ngủ ngon giấc hơn, tinh thần thoải mái hơn

    Bệnh thoái hóa cột sống, thấp khớp, viêm khớp, sưng đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay là bệnh lý phức tạp, gây đau đớn lâu ngày.Nếu điều trị không đúng cách tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy mời bạn đọc gọi tới 1800 6802 (Miễn cước) để được tư vấn các biện pháp điều trị hiệu quả.

Xếp hạng: 4 (3 phiếu bầu)

Viên xương khớp Bách Niên Kiện là sản phẩm kết hợp chiết xuất Móng Quỷ và chiết xuất vỏ Liễu - là hai dược liệu được nghiên cứu lâm sàng an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh xương khớp giúp:

  • Hỗ trợ giảm đau lưng, mỏi gối, tê bì tay chân, đau vai gáy lâu ngày
  • Hỗ trợ giảm viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống
  • Vận động dễ dàng hơn ở người bị: viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, sưng đau xương khớp

Viên xương khớp Bách Niên Kiện dùng cho người bị: Viêm khớp, thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau nhức xương khớp (đau lưng, mỏi gối, tê bì tay chân, đau vai gáy) và cứng khớp.

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Người gửi: Lê Thị Loan, Hải Phòng
Ngày gửi: 26/05/2019

Câu hỏi: "Tôi mới đi bệnh viện và được chẩn đoán là bị thoái hóa cột sống thắt lưng, với những cơn đau thắt lại về đêm, xin bác sĩ...Xem thêm

Người gửi: Nguyễn Thị Khánh Linh, Nghệ An
Ngày gửi: 06/05/2019

Câu hỏi: Tôi bị thoái hóa khớp 5 năm rồi, đau cứ tái đi tái lại nhiều, cứ thời tiết trở trời là lại đau. Phải vào viện điều trị không...Xem thêm

Gửi câu hỏi